Kinh nghiệm đi chùa Bái Đính từ A tới Z: Đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ, tham quan
Đi lại
Chỗ ở
Khi đến Ninh Bình thì có 2 điều bạn cần lưu ý về chỗ ở:
-
Chỗ ở rất nhiều, nhưng hãy hỏi giá trước khi đặt chỗ nhé. Ninh Bình thường không xảy ra tình trạng chặt chém khách du lịch nhưng hãy hỏi trước cho chắc.
-
Tốt nhất là bạn hãy đặt chỗ homestay, khách sạn trước khi đến để chủ động về thời gian, cũng như chọn được phòng tốt hơn.
2 vợ chồng mình qua tìm hiểu thì cuối cùng chọn Ninh Binh Eco Garden để ở, có nhiều lý do khiến mình chọn nơi này:
-
Rất gần với chùa Bái Đính, có thể đi bộ tới cũng được. Bọn mình đi bộ tới cổng chùa mất khoảng 300 400 mét.
-
Homestay mới xây, mỗi phòng là 1 khu tách biệt, rất sạch sẽ và lịch sự.
-
Phòng nội thất gỗ hoàn toàn nên rất ấm cúng, có máy lạnh 2 chiều (có chế độ ấm nếu đi vào mùa Đông, Xuân)
-
Có phục vụ ăn uống tại chỗ, anh chủ homestay này cũng là chủ 1 nhà hàng gần đó phục vụ đồ ăn cực ngon (cái này mình tới đây mới được ảnh giới thiệu, sẽ kể sau)
-
Có hỗ trợ cho thuê xe máy, chi phí rất rẻ

Các phòng tách biệt, được làm bằng gỗ rất đẹp.

Không gian xanh, nhiều cây cối, hoa lá…
Phòng ốc rất sạch sẽ và đầy đủ, mà thiếu gì thì ló đầu ra gọi anh chủ là anh đưa cho ngay. Homestay có phục vụ trà, cafe và ăn uống tại chỗ rất tiện nhé.

Kinh nghiệm đi chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính là một khu phức hợp chùa chiền vô cùng lớn, một số lưu ý cho các bạn trước khi bạn đi nè:
-
Không mặc váy quá ngắn khi vào chùa, sẽ bị chặn lại ngay nhé, hãy mặc đồ dài thoải mái như quần jeans, áo sơ mi…
-
Vì vào chùa đi bộ rất nhiều (chùa có hành lang La Hán dài nhất Đông Nam Á), vậy nên hãy mang giày cho thoải mái kẻo bị đau chân bạn nhé.
-
Có một số nơi đặc biệt không được chụp ảnh nên bạn hãy đọc biển báo trước khi chụp.
-
Khi vào chùa bạn sẽ phải di chuyển bằng xe điện từ bãi xe đến cổng chùa, đoạn này khá dài. Xe điện chỉ chạy tới 4h30, 5h chiều gì đó, nên bạn tranh thủ tới trước giờ này nhé. Tuy nhiên chùa vẫn mở điện tới tận 9h 10h tối nên bạn cứ thoải mái tham quan (sẽ có cách để đi bộ về mình sẽ hướng dẫn chi tiết sau).
-
Trong chùa có cả nhà hàng chay, nếu bạn muốn thưởng thức món chay trong không gian tuyệt vời này thì hãy hỏi vị trí của nhà hàng nhé.
-
Trong chùa cũng có bố trí khách sạn ngủ lại nhưng mình có chỗ ở rồi nên không để ý cách đặt phòng.
Dưới đây là lịch trình tham quan của 2 vợ chồng mình, à tới đây thì có 2 bạn người nước ngoài tham gia đi cùng mình nữa, 4 đứa mình vừa đi vừa khám phá, vừa hướng dẫn 2 bạn tây kia về văn hóa chùa chiền ở Việt Nam.
Ở bãi giữ xe có một bản đồ rất lớn vẽ mô hình của chùa, trước khi đi hãy dùng điện thoại chụp lại cái bản đồ này để biết mình đang ở chỗ nào và tiếp theo sẽ đi đâu nhé, vì chùa này thực sự lớn nên nếu không cẩn thận là bị lạc đấy. Ở dưới mình cũng chuẩn bị hình chất lượng cao của bản đồ này cho các bạn tiện theo dõi, lưu lại.

Ở cổng chùa (số 3), khi vừa bước vào cảnh cửa bạn sẽ có 2 sự lựa chọn, 1 là đi theo lối hành lang bên phải, 2 là đi theo hành lang bên trái. Cả 2 đều giống như nhau, đều là các hành lang đặt tượng La Hán, đây là hành lang La Hán dài nhất Đông Nam Á nên sẽ rất thú vị khi bạn đi bộ để trải nghiệm. Mỗi bức tượng là 1 vị La Hán với 1 tư thế khác nhau, gồm cả tên của vị ấy luôn.
Hành lang rất dài và rộng, cứ đi 1 đoạn hành lang đó sẽ thu hẹp vào hoặc mở rộng ra, và ngay sau đó là 1 hành lang dài nữa. Hôm đó mình đi trời mưa phùn, thời tiết se lạnh nhưng cảm giác trong chùa rất ấm cúng. Đi 1 đoạn bạn sẽ thấy xa xa chính giữa là Tháp Chuông, là nơi treo chuông đồng lớn nhất Việt Nam.
-
Điện Pháp Chủ: Điện thờ Phật Tổ rất đồ sộ, nơi đây có Pho tượng đồng Thích Ca Mâu Ni cao và nặng nhất Việt Nam
-
Điện Tam Thế: Kiến trúc đồ sộ nhất của chùa Bái Đính, nơi đây có 3 bức tượng Tam Thế lớn nhất Việt Nam
-
Tượng Phật Di Lặc: Đây là bức tượng Phật Di Lặc lớn nhất Việt Nam
-
Bảo Tháp: Là ngôi Bảo Tháp lớn nhất Châu Á với 13 tầng, là nơi thờ Xá Lợi (tro cốt) Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được rước từ Ấn Độ về chùa Bái Đính năm 2008. Tòa Bảo Tháp này thường đóng cửa, nhưng sẽ có những ngày mở cửa và thu tiền vé vào tham quan là bao nhiêu đó mình không nhớ, nhưng khá rẻ.
-
Chùa Bái Đính cổ: Là tiền thân của ngôi chùa Bái Đính đồ sộ hiện nay.
-
Và còn rất nhiều địa điểm thú vị khác nữa.
Cổng chính của chùa sẽ đóng cửa vào khoảng 6h chiều, tuy nhiên bạn vẫn có thể ở lại tham quan đến tận 9h 10h tối. Mình sẽ chỉ cho các bạn cách đi ra ngoài mà không bị lạc. Như mình đã nói, vào chùa rất dễ bị lạc, nhất là buổi tối khi ánh sáng không còn rõ nữa (Tất cả chùa đều bật đèn, nhưng vẫn tối, rất tối).

Ảnh chụp bằng điện thoại của mình

Ăn uống

